Mộc Là Gỗ

Đi chậm, chậm nữa, chậm mãi

[Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là “giới hạn” | Kỳ 2

Những người tí hon bị ru ngủ

[Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là “giới hạn” | Kỳ 1 Những cảm xúc lần đầu sống lại

Đoạn đầu tiên trên đường trek Pusilung, đoàn người men theo con đường mòn nhỏ giữa những quả đồi toàn cây bụi, xen kẽ là những nương lúa của người bản địa. Đất cằn và khô, những cây lúa nương mọc lỗ chỗ từng cọng xanh trên mảnh ruộng vát nghiêng đến cả 45 độ như mái tóc của một người đàn ông bị hói. những gốc cây to bằng bắp chân chỉ còn phân nửa mét, cháy đen nhẻm còn sót lại rải rác, chứng tỏ thửa ruộng này cũng chỉ vừa được khai hoang cách đây chưa lâu lắm.

2018.4.30 pusilung 9 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
2018.4.30 pusilung 7 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Những ruộng lúa nương ở sườn dốc như này thường bị hạn vì không giữ được nước, vì thế năng suất chả được là bao
2018.4.30 pusilung 6 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Bất chợt phía trước lao xao, ba bốn người bu lại. Có chuyện rồi! Hắn chạy vọt lên thì ở giữa có 2 vợ chồng người La Hủ, chị vợ rơm rớm nước mắt bên anh chồng đang có vẻ rất đau. Chị không biết nói tiếng Kinh, anh thì chỉ bập bẹ được vài câu “trâu húc, trâu húc”. Hai vợ chồng đi chăn trâu, con trâu không chịu nghe lời, anh đánh nó bắt về thì nó nổi đóa, húc người rồi lao xuống rìa núi chạy. Đầu gối bị thương, sưng to, máu rỉ ra, ở ngực thì bị sứt một miếng thịt bằng đầu ngón tay út, tuy giờ không sao nhưng chắc mấy hôm nữa thì đau nhức dữ lắm. Chúng tôi cũng chỉ biết sát trùng rồi băng bó vết thương giúp anh rồi tiếp tục hành trình. Đường từ đây ra bản cũng khá gần.

2018.4.30 pusilung 10 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Đoàn người lại tiếp tục bám đuôi nhau đi theo con đường mòn, đường cứ chạy thoai thoải rồi xuống dần. Hừm! Dễ dàng thế này mà gọi là huyền thoại đỉnh cao Tây Bắc ư? Mọi người vừa đi vừa cười nói rôm rả, có người hát, có người ngồi nghỉ xả hơi. Tốc độ đoàn tăng dần.

2018.4.30 pusilung 11 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Đoạn đầu chỉ là những đường mòn kiểu này, khá dễ đi, thoai thoải và hơi dốc xuống
2018.4.30 pusilung 15 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Con suối nhỏ không đáng kể
2018.4.30 pusilung 12 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
2018.4.30 pusilung 13 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Anh porter người Dao Đỏ ở Phong Thổ

Chừng tiếng sau thì đã đến con suối lớn rộng chừng năm chục mét. Đây là con suối khá quan trọng trong hành trình này mà bất kì đoàn nào cũng phải lưu tâm. Nếu nước lên cao cả mét, chảy siết thì chỉ có đường quay về, thật may, nước hôm nay cạn, chỉ qua mắt cá chân tầm chục phân. Đoạn đầu này vẫn còn quan tâm vấn đề sạch sẽ lắm, mọi người cởi giày rồi lội qua bờ bên kia, nghỉ ngơi và ăn trưa.

2018.4.30 pusilung 14 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Băng qua con suối Nậm Xì Lường trên đường chinh phục Pusilung

Trời từ sáng vẫn cứ ầng ậc mây, giữa trưa thì có vẻ hửng hơn, nhưng vẫn chẳng có dấu hiệu gì là tốt hơn cả. Với kinh nghiệm của mình, hắn biết kiểu gì cũng sẽ có mưa những ngày tới, chỉ là ít hay nhiều mà thôi, bụng chỉ biết bảo dạ: “Đừng có mưa, đừng có mưa”.

2018.4.30 pusilung 103 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Từ sáng tới giờ đường đẹp nên tinh thần mọi người vẫn còn lạc quan lắm. Ăn uống xong, nhiều người còn tranh thủ chụp hình kỉ niệm, vui đùa. Giề dà cả tiếng đồng hồ, mới lục tục đi tiếp. Chẳng ai ngờ được những thử thách từ giờ mới thực sự bắt đầu.

2018.4.30 pusilung 19 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
2018.4.30 pusilung 18 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
2018.4.30 pusilung 20 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
2018.4.30 pusilung 21 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Dốc, dốc và dốc, dốc lên và dốc gắt liên tục. Phải nâng độ cao cả 500m chứ chả đùa. Bắt đầu từ đây đoàn có sự phân hóa thành 2 nhóm, khỏe và yếu. Top khỏe đi một mạch lên đỉnh dốc, còn top sau phải dừng lại nghỉ giữa dốc vì đuối quá. Đỉnh dốc là một quả đồi mà hắn gọi nó là “Đồi lộng sóng”, vì ở đây sóng điện thoại rất mạnh, có thể liên lạc ra bên ngoài. Thường khi đi rừng như này, chỉ những chỗ cực thoáng và cao, không bị che khuất bởi ngọn núi nào cả thì mới có sóng điện thoại. Hắn nhớ cái chỗ này là vì gần một năm sau, hắn đã phải chạy như bay trong đêm từ Lán Ông Bà về đây để gọi điện về một sự cố rất lớn.

2018.4.30 pusilung 104 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Ngước lên chỉ thấy trời xanh mây trắng
2018.4.30 pusilung 86 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Nhìn xuống thì chỉ thấy vực sâu thăm thẳm
2018.4.30 pusilung 24 1024x683 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Nghỉ thôi, “cá đuối” rồi

Đang thở dở thì có người đi xuống. Mái tóc hoa râm, làn da nâu xỉn, bộ quần áo cũ kĩ và cóng bẩn mà ở nhà hắn hay gọi là màu cháo lòng. Hắn bị ấn tượng bở cái túi được chế từ một cái bao rứa, cái bao đạm 50 kí của bố mẹ hồi xưa được khoét một ô chữ nhật bằng cái lưng người, phần dưới thì để cao tầm 3,4 chục phân đựng đồ, phần trên và 2 rìa thì để khoảng một gang tay, chui đầu qua thì không khác gì một cái túi đeo chéo. Đây là người La Hủ mà các đoàn đi Pusilung vẫn hay kể cho nhau, gọi thân mật là Ông Già, mà đường đi phía trước sẽ đi qua nhà ông.

Ông không biết nói tiếng Kinh, anh porter người Dao cố nói chuyện với ông, thì cũng chỉ bập bẹ được mấy tiếng. Nói làm sao được vì ông là người La Hủ, ngôn ngữ sẽ gần giống với người Hà Nhì, người Lô Lô. Cái người La Hủ ấy có cả một lịch sử dài lắm, thuộc tộc người Di hùng mạnh ở Tứ Xuyên, Vân Nam, di cư sang Việt Nam từ cách đây cả mấy trăm năm. Người La Hủ là một trong những dân tộc thiểu số ít nhất cả nước, không quần tụ đông đúc như nhiều dân tộc khác mà sống biệt lập trên núi cao, dựng lều lợp lá, săn bắn hái lượm để sống, khi nào lá trên mái úa vàng cũng là lúc họ rời đi ngọn núi khác, bắt đầu một chu kì sống mới, cái tên “Xá Lá Vàng” chắc cũng từ việc này mà ra. Nếu như Tây Bắc được biết đến là một trong những vùng khó khăn nhất cả nước, Mường Tè là “tây bắc của Tây Bắc” thì địa bàn cư trú của người La Hủ lại là những nơi thâm sâu cùng cốc nhất của Mường Tè, trải dài từ ngọn Pusilung trứ danh ở Pa Vệ Sử, ngược lên những Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lủm, Tá Pạ tận cùng heo hút. Chắc hẳn phải có một nguyên nhân khủng khiếp lắm, để một tộc người từng quấy nhiễu Trung Hoa hùng mạnh cả hàng ngàn năm phải vượt núi băng sông trốn chạy đến những vùng núi non hiểm trở như này.
Ông đang ra bản đổi gạo, những gì ông nói chúng tôi chẳng biết, chúng tôi nói gì ông cũng chẳng hiểu được. Chào tạm biệt nhau ở đây và tiếp tục hành trình thôi. Đeo balo lên vai và tiếp tục niệm thần chú: “sắp đến rồi!”, “sắp đến rồi!”

2018.4.30 pusilung 103 1 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Mất 2 tiếng đồng hồ để đi từ suối lên tới “Đồi lộng sóng”. Từ đây có thể nhìn thấy rõ dãy Hoàng Liên Sơn như một bức tường sừng sững chắn ngang đường chân trời. Thế núi vươn dài tựa như cánh tay của thần núi, mà những người có đầu óc bay bổng khéo lại nhìn thấy một con rồng đá bay lượn, mà đầu chính là đỉnh Pusilung.

2018.4.30 pusilung 107 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
View từ “đồi lộng sóng”

Quá nửa đoàn đã đi trước. Chúng tôi phải khẩn trương lên thôi, vì đã xế chiều rồi. Từ đây trở đi đường không còn dốc lắm, thoai thoải dọc theo sống núi đi sâu vào biên giới. Trời đang từ từ nhả sương ập xuống, dần che khuất con đường vừa đi qua.

2018.4.30 pusilung 112 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Điểm cuối của đoạn này là túp lều tranh của ông bà người La Hủ gặp vừa nãy, được đặt cho cái tên là Lán Ông Bà. Cái lán chừng 15 mét vuông, được dựng từ cây khô và tre, lợp mái tranh, xiêu vẹo, phải gia cố lại bằng những thân cây dài chừng 10-15 mét gác lên mái, chống phía trước và phía sau. Tấm bạt rựa phủ trên mái để tránh dột đã mủn lỗ chỗ, mảng còn mảng mất, bay phất phơ. Nhà có hàng rào gỗ và tre cao chừng mét quây xung quanh để tránh gia súc vào phá, muốn vào trong phải đi lên một cầu thang được đẽo bằng một thân cây gỗ gác vào hàng rào.

2018.4.30 pusilung 262 1024x684 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Chẳng còn nhiều thời gian để ngó qua vì trời sắp tối rồi, phải đi luôn xuống suối cắm trại, tiếng chó sủa vọng từ trong nhà ra. Từ đây trở đi sẽ không còn sự hiện diện của bàn tay con người nữa, chúng tôi gần như sẽ bước vào khu vực hoang vu ở sát biên giới Trung Quốc. Khác với các đỉnh khác ở trong nội địa có cộng đồng lớn người dân tộc sinh sống rất lâu ở chân núi, họ đã khám phá núi từ bao đời, đi rừng, làm nương, trồng thảo quả…nên hiểu rõ núi như người bạn, thuộc các ngóc ngách như đường trong bản, thì những khu vực hiểm trở, vắng vẻ như Pusilung, cộng với việc người La Hủ chỉ sống du canh du cư mà ít phát triển cộng đồng, trồng trọt, chăn nuôi thì chỉ một thời gian ngắn những lối mòn sẽ bị cây cối che phủ, nền nhà tranh cỏ dại mọc xanh rì.

2018.4.30 pusilung 110 1024x683 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2
Mệt lắm rồi, nhưng cũng phải cố lên thôi

Đường xuống cũng chẳng dễ dàng hơn đường lên. Từ đoạn này trở đi bắt đầu gặp đặc sản của Pusilung: “cỏ gianh”, gianh cao quá 2 mét, thân to như ngón tay cái, cạnh lá sắc lẹm, gianh mọc dọc 2 bên, lối đi như một đường hầm chui giữa rừng gianh, phải dùng tay vạch lá để tìm lối, một tay che mặt, một tay vạch lá, không cẩn thận là gianh cứa đau điếng, bật máu. Lúi cúi đi thi thoảng đâm sầm vào người trước vì dừng lại để tìm đường.
Đi được một đoạn thì trời sập tối, trong rừng lại tối càng nhanh vì cây che bớt ánh sáng rồi. Trời vừa hôm trước mưa xong vẫn còn ướt cỏ. Trong ánh đèn lập lòa, lúc lúc lại có tiếng huỵch huỵch vang lên, kèm theo là một tiếng “ái”. Tôi và Páo đi chốt cuối, thi thoảng phải dừng lại, hạ cái balo và cái gùi đồ trên lưng xuống nghỉ để đoàn đi trước 1 đoạn, hai ánh mắt chạm nhau.
Hơn 7h tối, người cuối cùng mới vượt được qua bên kia con suối lớn.

2018.4.30 pusilung 114 1024x683 - [Ba lần đại chiến Pusilung] Lần 1: Thế nào là "giới hạn" | Kỳ 2

Đêm nay, chúng tôi sẽ hạ trại tại đây. Người nấu cơm, người dựng lều, người tranh thủ ra suối thay quần áo. Một loáng sau thì cơm chín, giữa không gian tràn ngập tiếng ếch nhái và tiếng suối rì rào, cả đoàn mau chóng ăn uống thật nhanh gọn để còn đi ngủ, chuẩn bị tốt nhất cho ngày khó khăn thực sự hôm sau.
Hắn vẫn giữ thói quen ngủ cuối cùng từ lúc đi trek, dặn dò porter xong thì ra suối đánh răng. Cuối tháng 4 mà trời vẫn lạnh ghê gớm, có lẽ một phần ở trong rừng, gần suối nữa. Nhìn bầu trời mờ đục không hé một ánh sao, hít một hơi lạnh tới đáy phổi, bụng lại phải trấn an dạ “Rồi cũng sẽ ổn thôi”, rồi chui vào lều.
Màn đêm khổng lồ đen kịt nơi núi rừng hoang vu ôm trọn lấy mấy mái lều khi ánh đèn cuối cùng vụt tắt, đưa những kẻ tí hon vào trong những giấc mơ lửng lơ.

Rộp! Rộp! Rộp! Rộp!
Hắn giật mình quờ cái điện thoại bật flash.

Mưa rồi!

3h sáng. Trong lều có người cựa quậy, nhưng chả ai nói tiếng nào cả.

4 Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *